Thị Trường

XÁC NHẬN ĐƯỜNG GIÁ? ĐÚNG HAY SAI

Nhìn trong hình dưới đây, anh em sẽ thấy thời điểm mà ALden đánh dấu là thời gian mà FED đưa ra chỉ số core PCE để đánh giá mức lạm phát trước kỷ nghỉ lễ giáng sinh, và câu chuyện sau khi tin tức này xảy ra là gì, một cây nến giật lên giật xuống hai đầu, và rồi giá đi sideway im lìm trong mấy ngày vừa rồi với biên độ không quá 200 giá

Vậy câu hỏi mà nhiều ae thắc mắc và tranh luận với nhau rất nhiều, đó là việc theo dõi tin tức có thực sự quan trọng hay không? Tin tức có thực sự ảnh hưởng đến giá cả hay không, và quan điểm gây tranh cãi nhất với những anh em đầu tư, là tin tức được đưa ra để nhằm xác nhận đường giá, quan điểm đó có đúng hay không? Vậy thì trong bài viết ngày hôm nay ALden xin phép trả lời từng câu hỏi của ae dưới quan điểm cá nhân của mình để ae cùng phân tích!

CÂU HỎI SỐ 1: Việc theo dõi tin tức có thực sự quan trọng hay không?

Câu trả lời của ALden là: quan trọng. Mục đích của việc theo dõi tin tức nhằm giúp chúng ta nhận diện được sự chuyển biến và thay đổi của thị trường, đặc biệt là với một thị trường còn mới và non trẻ như crypto. Nó giúp anh em mình không bị thụt lùi, đi sau xu hướng đầu tư của thị trường, nó giúp mình nhận diện và kết hợp tin tức vào trong quá trình phân tích để đưa ra quyết định đầu tư cho tài khoản của mình.

Nhưng tin tức sẽ được chia ra làm hai dạng: tin tức quyết định xu hướng và tin tức mang tính thời điểm. Trong đó, những tin tức quyết định xu hướng là những tin đặc biệt quan trọng mà chúng ta cần phải theo dõi để nhận diện được động lực thúc đẩy của thị trường ở trong một xu hướng lớn, dành cho những nhà đầu tư trung hạn và dài hạn.

Vậy những tin tức quyết định xu hướng là gì? Alden lấy ví dụ, như trong hình số 2 anh em sẽ thấy, từ năm 2019, chúng ta đã thấy manh nha xuất hiện thuật ngữ decentralized finance và nó kéo dài trong 2 năm sau đó cùng với những thuật ngữ mới như là metaverse và NFT để cùng kéo dòng tiền vào thị trường, đẩy thị trường uptrend mạnh mẽ từ 10000$ lên vùng 60000$ vào năm 2021. Tiếp theo, giai đoạn sóng hồi của bitcoin từ vùng 30000$ lên 68000$, thì vào tháng 6-7 năm 2021, đó là giai đoạn chuẩn bị của thuật ngữ Gamefi. Đó chính là những dạng tin tức quyết định xu hướng, hay nói đúng hơn nó là những xu hướng đầu tư mang tính chất quyết định để kéo dòng tiền mới bên ngoài thị trường để làm chất xúc tác thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Đấy là những tin tức chúng ta cần phải theo dõi để nhận diện được xu hướng đầu tư, để áp dụng vào quá trình đầu tư trung hạn của mình. Và đương nhiên, chất xúc tác của thị trường năm 2017, chính là Lending và ICO.

Vậy còn chất xúc tác Web3 xuất hiện vào nửa đầu năm 2022 tại sao lại không thúc đẩy được thị trường đi lên và làm sao để chúng ta tránh được những kiểu trend lừa như vậy. Sở dĩ trend web3 thất bại và không đủ lực kéo thị trường crypto tiếp tục uptrend là vì nó hình thành sau giai đoạn phân phối của nhà tạo lập, khiến thị trường không đủ dòng tiền để mồi cho nó tiếp tục tăng trưởng. Và cách để tránh phải những trường hợp trend lừa như thế này, chính là kết hợp phân tích kỹ thuật làm bộ lọc. Cái này Alden sẽ nói rõ hơn trong phần sau của bài viết này.

Và tiếp theo, nói đến trường hợp số 2 của tin tức, đó là những tin tức mang tính chất thời điểm. Ví dụ như FED công bố nâng hạ lãi suất, tin tức core PCE, chỉ số CPI..v.v.. nếu nói về xu hướng trung và dài hạn, thì những tin tức này không có tác dụng tạo ra xu hướng lớn đó mà đôi khi nó chỉ góp phần thúc đẩy xu hướng đó tiếp diễn trong một giai đoạn ngắn hạn… có nghĩa là gì, xu hướng đã được tạo ra từ trước, còn tin tức thời điểm mang tín chất xúc tác, nhưng đôi khi nó cũng không có ý nghĩa xúc tác gì cho xu hướng, ví như tin tức PCE hôm vừa rồi, ở trong hình số 1 ae đã thấy, tin ra và giá vẫn đi ngang. Vậy trong quá trình đầu tư, chúng ta có cần quan tâm đến những tin tức thường niên mang tính thời điểm hay không, câu hỏi này sẽ được rõ hơn trong phần trả lời của câu hỏi số 2.

Chốt lại vấn đề trong câu hỏi số 1: “Việc theo dõi tin tức có thực sự quan trọng hay không?” – QUAN TRỌNG.

Tin tức có hai dạng là tin tức tạo ra xu hướng và tin thức thường nhiên mang tính thời điểm. Nếu xác định mình là nhà đầu tư dài hạn và trung hạn, thì bắt buộc bạn phải quan tâm đến những tin tức tạo ra xu hướng và tìm hiểu xem xu hướng đầu tư nào đang làm động lực chính để thúc đẩy thị trường đi lên. Và nhà đầu tư trung và dài hạn, không cần quan tâm quá nhiều đến những tin tức mang tính thời điểm.

Ngược lại, những trader ngắn hạn, lướt sóng trên biểu đồ, không cần quan tâm đến những tin tức mang tính chất xu hướng. Nhưng có thể hoặc không, quan tâm đến những tin tức thường xuyên mang tính thời điểm, và phải biết cách kết hợp nó với một chiến lược phù hợp (sẽ giải thích rõ ở trong câu hỏi sau) nếu không bạn sẽ gặp phải bài học của rất nhiều ae trader đã gặp phải những tổn thất lớn, thậm chí là cháy tài khoản ở những khi thị trường ra tin.

CÂU HỎI SỐ 2: Tin tức có thực sự ảnh hưởng đến giá cả hay không? Và quan điểm tin tức hợp thức hoá đường giá là đúng hay sai?

Với những tin tức quyết định xu hướng trung và dài hạn, thì đương nhiên chúng ta không có gì để bàn cãi như rồi, những xu hướng đầu tư đó là năng lượng để thị trường tăng trưởng, là nam châm để hút dòng tiền. Chúng ta sẽ không cần nói đến nó nữa.

Nhưng với những tin tức mang tính thời điểm trong ngắn hạn, cái này anh em trader lướt sóng cần quan tâm. Thì câu trả lời là tin tức có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng cách sử dụng tin tức để ra quyết định trong quá trình trading buy sell, thì 99.99% mọi người đều làm sai. Và quan điểm tin tức hợp thức hoá đường giá, nó vừa đúng mà lại vừa không đúng :))) khó hiểu nhỉ, để ALden giải thích cho ae cùng rõ

Đầu tiên, tin tức có làm ảnh hưởng đến quyết định mua bán của các nhà đầu tư trên thị trường hay không? Câu trả lời là có, nhưng sức ảnh hưởng của mỗi tin tức đến thị trường là hoàn toàn khác nhau và tin tức đó đưa ra trong trong giai đoạn khác nhau của thị trường thì sức ảnh hưởng của nó cũng khác. Alden lấy ví dụ: nếu một bác Chủ tịch Tỉnh, đưa ra phát ngôn, thì sức ảnh hưởng thua xa phát ngôn bác Chủ tịch nước. Hay một quyết định của FED đưa ra, thì sức ảnh hưởng cũng khác hoàn toàn với quyết định đưa ra của Ngân hàng Trung Ương Lào =))) nói vậy để anh em dễ hiểu

Có những tin tức đưa ra sẽ khiến cho thị trường tích cực, thúc đẩy lực mua và làm cho giá tăng lên. Và cũng có những tin tức đưa ra tạo ra sự sợ hãi, bán tháo làm cho thị trường giảm xuống. Nhưng nếu chúng ta chỉ dựa vào việc đọc tin tức và ra quyết định… ví dụ Fed nâng lãi suất là nhắm mắt Sell, Fed hạ lãi suất là all-in buy… thì những quyết định như vậy là hoàn toàn do cảm tính và không đo lường được rủi ro cũng như lợi nhuận kỳ vọng, và nhiều người thường làm theo cách đó, đã khiến họ gặp phải những tổn thất rất lớn cho tài khoản của họ.

Vậy thì quan điểm “tin tức hợp thức hoá đường giá” nó không hoàn toàn đúng, mà một câu mà Alden nghĩ rằng nó đúng hơn cả, và cũng không khiến chúng ta tách rời hai trường phái phân tích tin tức và phân tích kỹ thuật, đó là “phân tích kỹ thuật là công cụ đo lường sức ảnh hưởng của tin tức” (câu này bản quyền của ALden nhé 😃)

“Phân tích kỹ thuật là công cụ để đo lường sức ảnh hưởng của tin tức lên đồ thị” – ALden Nguyen 😀

và phân tích tin tức không nên tách rời khỏi phân tích kỹ thuật

Nếu xét về mặt cảm tính, chúng ta thường có xu hướng đánh giá cảm quan rằng, tin tức này có thể làm thị trường tích cực, tôi sẽ mua. Và ngược lại, tôi cho rằng tin tức này xấu, tôi sẽ bán. Và rủi ro rất hay đến từ những quyết định như vậy.

Nếu bạn nghiên cứu về phân tích kỹ thuật, bạn sẽ hiểu rằng, một con sóng nó không tự nhiên sinh ra, mà nó cần có sự chuẩn bị và tích luỹ từ trước đó để tạo ra được lực đẩy (lực mua hoặc lực bán) tác động thành xu hướng giá, tăng lên hoặc giảm xuống. Sự tích luỹ lực mua sẽ tạo ra xu hướng giá tăng, sự tích luỹ lực bán tạo ra xu hướng giá giảm. Vậy nếu tin tức đó có sức ảnh hưởng thực sự, chúng ta sẽ nhìn thấy được sự tích luỹ này bằng phân tích kỹ thuật. Nếu tin tức đó khiến nhà đầu tư hay chủ đích cá mập muốn tăng giá, chúng ta sẽ nhìn thấy dấu hiệu tích luỹ của lực mua trên đồ thị, nếu tin tức đó khiến nhà đầu muốn bán, chúng ta cũng sẽ thấy dấu hiệu tích luỹ của lực bán trên đồ thị. Về phân tích kỹ thuật thì mỗi trường phái sẽ có một phương pháp khác nhau, nhưng kết quả thì sẽ cùng là một. Và phân tích kỹ thuật sẽ là bộ lọc để đánh giá lại tin tức đó có tác động như thế nào đến thị trường, và tác động đó là mạnh hay là yếu. Chứ không phải đánh giá tin tức đơn thuần bằng cảm tính rồi ra quyết định mua hoặc bán. Và chúng ta dùng PTKT, để biết điểm rủi ro và điểm lợi nhuận khả thi của chúng ta nằm ở đâu trên đồ thị một cách rõ ràng.

Vậy PTKT và phân tích tin tức không nên tách rời, vì tin tức sẽ cho chúng ta biết yếu tố về thời điểm để tập trung vào đồ thị. Còn phân tích kỹ thuật sẽ là công cụ để đo lường sức ảnh hưởng của tin tức. Không phải tin tức hợp thức hoá đường giá, mà đôi khi chúng ta biết trước một khoảng thời gian tin tức đó chuẩn bị công bố (ví dụ: Fed công bố lãi suất ngày này, CPI công bố ngày kia..v.v..), thì đó chính là giai đoạn mà cá mập và đám đông tích luỹ, chuẩn bị lực mua lực bán (cùng là một tin tức đó, nó tác động tích cực hay tiêu cực đến thị trường là do nhà cái quyết định, họ sẽ có sự chuẩn bị, và dấu chân của họ luôn thể hiện trên đồ thị giá), và những trader chuyên nghiệp họ sẽ nhìn được sự tích luỹ đó trên đồ thị để tìm điểm rủi ro thấp nhất, và setup sẵn cho mình một vị thế đi theo cá mập… cuối cùng, khi thời điểm ra tin, giá đã thực sự chạy theo lực mua lực bán được tích luỹ trước đó, mà đám đông tưởng rằng giá đã phản ứng theo tin tức đơn thuần. Và khi tin ra, đó cũng là thời điểm mà những trader chuyên nghiệp quan sát để sẵn sàng chốt lời bất cứ lúc nào, còn đám đông thì chờ tin ra để nhảy vào fomo. Đúng với câu nói “Buy the rumor, sell the news”!

Ngoài ra, cũng có những khi chuẩn bị có tin tức được công bố, nhóm nhà cái không mặn mà để tạo ra xu hướng tại giai đoạn này, khiến cho giá không tạo thành một xu hướng từ tin tức đó, để lại một sự chưng hửng cho đám đông lao vào fomo long short rồi cuối cùng giá vẫn đi ngang. Vậy chốt lại, là tin tức đó có sức ảnh hưởng gì với thị trường hay không là do nhóm nhà cái quyết định và dòng tiền tại giai đoạn thị trường đó có mạnh hay là ảm đạm, và điều này chúng ta có thể check được bằng PTKT.

Và cũng vì nắm được tâm lý đám đông thường xuyên fomo vào những thời điểm tin tức, nên đây cũng là lúc mà các sàn thường có những cú quét hai đầu, khiến cho rất nhiều trader amateur cháy khét tài khoản. Nên lời khuyên dành cho những anh em mới, là nên đứng ngoài thị trường ở những thời điểm ra tin, để chờ khi thị trường có một xu hướng rõ ràng rồi chúng ta mới ra quyết định để ăn theo xu hướng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với tài khoản của bạn.

Và đến đây, ALden xin kết thúc bài chia sẻ về quan điểm của mình giữa PTKT và phân tích tin tức.

Và có nhiều anh em cũng thường inbox hỏi ALden về việc cần update tin tức, hay sự kiện trong ngành crypto ở đâu là nhanh và đầy đủ nhất. Thì ý kiến cá nhân của ALden, mọi người hãy tìm đến anh Thuận Capital, mình thấy đây là một kênh thông tin rất đầy đủ, giá trị và nhanh chóng về những tin tức, diễn biến trong thị trường crypto currency và cực kỳ phù hợp với người Việt

Related Articles

Back to top button