Thị Trường

5 Tư Duy & Hành Động Sai Lầm Khi Phân Tích Cơ Bản, Kỹ Thuật và Đầu Tư

Việc chúng ta có tư duy,hành động sai lầm chưa chuẩn trong lộ trình phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật, thậm chí onchain là điều bình thường. Việc của các bạn, đặc biệt những bạn mới bắt đầu là nhận diện và hành động đúng đắn để khi phân tích dự án, dữ liệu, chart để có thể nâng cao xác suất thắng hơn. Đấy là những kĩ năng vô cùng cần thiết, tránh mất tiền hãy cùng mình phân tích 5 Tư Duy & Hành Động Sai Lầm Khi Phân Tích Cơ Bản, Kỹ Thuật và Đầu Tư

1. Tư duy giàu nhanh

Này cũng không xa lạ gì với hầu hết anh em, ai cũng muốn giàu nhanh vì nhiều lý do, đó là mong muốn chính đáng ở mỗi người. Và không có gọi là ‘’sai lầm’ khi bản thân muốn giàu nhanh cả nhưng chúng ta nên phân biệt được giữa mong muốn và thực tế trong đầu tư.

– Đầu tư là làm việc với tiền, với market với nhà cái!
– Đầu tư một sai lầm cũng có thể thất bại.

Và trong crypto – một thị trường đầy biến động và khắc nghiệt, thực tế cũng đã giúp nhiều người thành triệu phú nhưng cũng khiến nhiều người tán gia bại sản, gia đình ly tán và hầu hết chúng ta chỉ để ý những triệu phú đó mà ít nhìn thấy rủi ro phải đối mặt. Muốn giàu nhanh trong crypto thì nhiều người sẽ tìm tới đòn bẫy, DEX, shitcoin, meme hay mua theo cảm tính, theo KOLs… mà chưa nạp thêm kiến thức vào đầu thì cháy tài khoản, ăn scam, rug… bây giờ lại rộ lên cái ‘’ siêu chu kì’’ của KOLs bàn tán nhau thì lòng tham nhiều người sẽ lên cao hơn nữa. Đó chính là tai hại của việc nóng vội, muốn giàu nhanh.
=> Vì vậy trong các bài thiết kế lộ trình cho người mới, mình luôn để việc học, thay đổi tư duy đầu tiên trong những tháng đầu .

5 Tư Duy & Hành Động Sai Lầm Khi Phân Tích Cơ Bản, Kỹ Thuật và Đầu Tư

2. Chạy theo KOLs, đặt niềm tin hết họ.

Bản thân mình cũng ‘’chạy’’ theo KOLs =))
Việc chúng ta thích/ngưỡng mộ một KOL nào đó thì việc hết sức bình thường, và một khía cạnh nào đó thì tốt cho con đường của anh em nhưng sai lầm ở đây là đặt hết niềm tin vào KOL thì là sai lầm. Đừng nghĩ việc ăn vài kèo do họ share là họ luôn đúng nên nhớ:

  • KOLs phần lớn cũng vì lợi ích của bản thân mà hỗ trợ cộng đồng, xây dựng thương hiệu để nhận tiền của dự án, ăn ref sàn…
  • KOLS cũng như chúng ta thôi, có đúng có sai và sẽ đưa ra nhận định sai lầm dẫn đến thua lỗ.
  • KOLs xịn có, lởm cũng rất nhiều, tin quá thì đu đỉnh thôi. Ai tin NEAR lên 50$ ? Ai tin CELO lên 10 20$? Raca 1$ hay Ceek 10$… Và lý do họ tin là gì thì chưa biết được! Vì thanh khoản hay vì cộng đồng của họ?

=> Cho nên hãy tỉnh táo khi follow hay vào kèo nào đó! Xem xét cẩn thận!
Muốn học hỏi từ KOls nào đó, hay bất cứ ai đi nữa thì phải xem xét quá khứ của họ như nào, từng làm gì, tư duy ra sao.
Nếu từng làm dự án scam thì sao? Call kèo lấy thanh khoản úp bô đồng bào thì sao? => Cho vào blacklist hết.
Tìm được người chỉ đường không phải dễ, nếu thấy điểm tốt của KOLs thì học hỏi, riêng mình cũng học được vài tư duy hay của các KOLs mình đang follow! xấu thì bỏ. Và quan trọng nhất hãy tự mình trang bị cách chơi riêng, vì không ai giống ai được đâu nhé.

3. Tư duy sai khi phân tích dự án

Các bạn khi muốn research, hay phân tích dự án thì hãy xét đa phương diện! Đừng tập trung vào một yếu tố nhất định mà suy ra dự án tốt, tiềm năng tăng trưởng cao.
Nhiều anh em học tập sẽ vướng vào một vài điều sau đây.

– Chưa hiểu rõ thị trường: Thị trường/dự án có nhiều yếu tố quan trọng cần xét đến ví như: Kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị, văn hoá..không chỉ riêng một yếu tố nào như: Mô hình doanh thu, use case hay chart đẹp quyết định dự án đó tốt và đáng đầu tư. Đều chúng ta thấy là điều dự án muốn cho chúng ta thấy => Hãy đánh giá đúng mức độ rủi ro.
– Dự án có quỹ lớn đầu tư là tốt, quá tự tin vào nhận định bản thân: Này là một lỗi khá phổ biến, hầu như ai cũng từng suy nghĩ như vậy ( mình không ngoại lệ), mình từng rất tin các quỹ như 3AC, Animoca brand, DC và một số quỹ tier 2. Họ đầu tư những con hàng chất lượng nhưng cũng có nhiều dự án lỏm, bỏ con giữa chợ, điển hình như Alameda Research ( trước khi sập). Chúng ta nên hiểu một vài điều:
– VCs thực chất là một nhóm người, raise tiền rồi đầu tư (nếu anh em chơi private nhiều thì một số bên sẽ thu phí tầm 10 15% của anh em nếu muốn tham gia đấy). Đứng đầu là những người có nhiều kinh nghiệm. Việc họ chọn đúng dự án hoặc sai dự án đầu tư là chuyện quá bình thường, nhiều con đi vào đất mẹ luôn.
– Quỹ họ cũng muốn có lợi nhuận như chúng ta thôi, Vị thế vòng seed, private tốt. Nên khi có lời khi sẽ xả, hãy tin hành động của họ khi giữ coin/token đừng quá tin vào news họ tung ra.

=> Hiểu rõ về quỹ để giúp nhận định dự án tốt hơn! Với cũng đừng định kiến quá với VCs Việt, vì không phải team nào cũng xấu cũng rút ruột đồng bào. Nhiều dự án vẫn raise vài triệu hoặc chục triệu $ là bình thường, Nên khi phân tích nếu có thấy DEV Việt cũng đừng vội loại nó đi, cẩn thận xem các dự án từng làm, hoạt động của họ như thế nào nhé. =)) Kĩ càng tốt, này như đãi vàng trong cát.
Cuối cùng thì chúng ta nên có lộ trình phân tích cơ bản, để đánh giá lần lượt các chi tiết, đừng bỏ sót những điều tưởng chừng nhỏ đôi khi nó là yếu tố quan trọng để quyết định chúng ta có lợi nhuận hay không.

4. Tư duy sai khi phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật nôm na giúp chúng ta tìm được điểm thích hợp để vào lệnh, biết được xu hướng dựa trên cung cầu thị trường. Việc chúng ta có những tư duy sai là điều dễ hiểu, vì nó khá rộng:
– Quá tập trung vào một công cụ phân tích: Nhiều anh em mới bắt đầu chỉ sử dụng một công cụ phân tích kĩ thuật nhất định, chẳng hạn như chỉ sử dụng FIbo để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các tín hiệu quan trọng khác như RSI, MA..
– Quá lạm dụng các chỉ báo: Quá nhiều chỉ báo sẽ làm cho màn hình trở nên quá tải và khó đọc. Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều chỉ báo, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những tín hiệu ĐỐI LẬP nhau, dẫn đến việc ra quyết định sai lầm.
– Không nắm vững cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật: Phân tích kỹ thuật không chỉ là việc áp dụng các công cụ phân tích vào biểu đồ giá. Nó còn liên quan đến các nguyên tắc và cơ sở lý thuyết của thị trường tài chính, bao gồm các mô hình giá, các mức hỗ trợ và kháng cự, và các xu hướng thị trường và nền tảng mọi phân tích là lý thuyết Down.
– Không quan tâm đến nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cả: Phân tích kỹ thuật chỉ xem xét lịch sử giá cả và tập trung vào những biến động ngắn hạn. Việ bỏ quá các nguyên nhân dài hạn ảnh hưởng đến giá cả có thể dẫn đến đưa ra quyết định sai. ( Các yếu tố phân tích cơ bản)
– Không có kế hoạch rõ ràng: Nếu chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định vào lệnh, mà không có kế hoạch cụ thể để quản lý rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận, thì bạn có thể dễ dàng trở thành thanh khoản của thị trường. Cần phải có kế hoạch quản lý vốn cụ thể để giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận.

5. Quá lạc quan và tự tin bàn thân.

‘’Trade what you see not what you think’’
– Một câu nói lên khá đầy đủ! Dù là người mới hay người cũ đều sẽ có lúc chúng ta quá lạc quan về thị trường khi thấy các dấu hiệu ‘’ uptrend’’, dạo này lướt Twitter thấy ‘’ siêu chu kì Bitcoin có thể >100k$’’ sắp tới, tạo ra tâm lý lạc quan về thị trường nhưng dễ bỏ qua câu hỏi ‘’ Nếu không thì sao?’’, Altcoin sẽ đi về đâu?. Lạc quan trong cuộc sống thì tốt nhưng với đầu tư, cuộc chơi crypto khắc nghiệt như này thì hãy xem xét một cách thực tế.
– Đối với những ai cảm tính quá thì càng phải cẩn trọng từng chút, ‘’ cẩn tắc vô ưu’’ một vài sai lầm chủ quan có thể khiến bạn gồng lỗ vô cực, cháy tài khoản nặng hơn là mang tâm lý vay nợ vô gỡ. Tin bản thân nhưng kỷ luật, đi theo plan bản thân.
Thêm một chút về việc săn Gem, Trend khi các chain mới ra, scam rug rất nhiều nhưng cơ hội cũng nhiều. Dyor cho thật kĩ, Phân bổ vốn cho hợp lý với bản thân thì không sợ chết.

Related Articles

Back to top button