Thị Trường

HƯỚNG DẪN NẮM VỮNG CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CRYPTO ĐỂ HIỂU QUY TRÌNH GOM HÀNG

HƯỚNG DẪN NẮM VỮNG CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CRYPTO ĐỂ HIỂU QUY TRÌNH GOM HÀNG & CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ THEO DẤU CÁ MẬP CHO NGƯỜI MỚI

Phần 1: Các giai đoạn thị trường

Nếu nói về crypto chắc hẳn nhiều người đã nghe về các từ như gom hàng, break out, tái phân phối hàng lại thị trường… Vậy từ đâu nào mà nói thế? Hay chúng ta thường được bảo cá cần thời gian gom hàng để đẩy giá lên, nhiều người đu quá thì cá không đẩy và nếu gom xong thì đẩy lên tạo thanh khoản rồi cho cá chốt lời . Vậy để có được kiến thức nhận biết thị trường thì chúng ta nên dựa vào đâu?

==> Đó chính là cấu trúc thị trường! Vậy cấu trúc thị trường có thế nó có thể cho ta biết điều gì? Khi hiểu rõ sẽ giúp ích được gì cho ta? Tất cả sẽ có ở phần chia sẽ dưới

—-

1/ Cấu trúc/Giai đoạn thị trường Crypto (Market Structure)

Trong đầu tư luôn có 3 giai đoạn, hiểu được những giai đoạn này giúp ích rất lớn . Chắc hẳn bạn cũng đã từng gặp phải trường hợp sử dụng indicators để có 1 tín hiệu, entry đẹp nhưng không để ý tới xu hướng chung nên đã khiến lệnh đó lỗ. Bản thân mình cũng vướng phải, chính vì thế mình tìm hiểu về market structure để hiểu hơn về xu hướng! ‘’Trend is friends’’ sẽ luôn là giá đỡ cho trader! Cùng mình đi sâu hơn nhé:

  • Giai đoạn 1: Tích Luỹ:

Đây có lẽ là giai đoạn khiến nhiều người chán nản nhất. Không có sóng mạnh, sideway nhiều ngày, tuần hoặc tháng. Đơn giản chả ai muốn vốn mình bị chôn quá lâu vào 1 đồng mà sideway không mang lại lợi nhuận thực tế!

Những người thao túng, làm giá thị trường họ phải gom 1 lượng coin đủ lớn. Họ phải đảm bảo gom đủ hàng vì nếu như không đủ thì khi bơm mạnh lên sẽ không có coin để bán.

Tiếp theo thời gian gom thì phải kéo dài vì không thể trong 1 sớm 1 chiều mà gom đủ. Đồng thời quá trình gom kéo dài khiến cho người người nản mà bán đi.

Tung ra nhiều tin xấu về thị trường, FUD kinh tế, chính trị… khiến nhà đầu tư sợ hãi.

==> Đây là giai đoạn khiến cho ai trade cũng chốt rồi, ai hold cũng bán rồi, volume giao dịch khá chán, token/coin nằm trong tay cá hết. ( Xíu sẽ có VD cho dễ hiểu nhé)

  • Giai đoạn 2: Tăng Trưởng:

Đậy là giai đoạn hình thành xu hướng rõ rệt khi phá hỗ trợ/kháng cự sideway trong một thời gian dài. Lúc này dòng tiền đổ vào thị trường rất nhiều. Sẽ có 2 trường hợp:

+Nếu xu hướng tăng: Đỉnh và đáy sẽ cao dần

+Nếu xu hướng giảm: Đỉnh và đáy sẽ thấp dần

Giai đoạn này là yếu tố giúp MM thu hút nhà đầu tư mới, dòng tiền mới vào để có thanh khoản khi tới điểm chốt lời” phân phối’’ có thể xả. Trong lúc này sẽ có các tin tức tốt về thị trường, kinh tế, chính trị… hay các chỉ báo kỹ thuật sẽ “” siêu đẹp” siêu thuận xu hướng tạo cảm giác Fomo cho nhà đầu tư. Không mua sẽ hết coin giá thấp mất.

Chứng kiến đợt tăng trưởng lớn năm 2021 để thấy rõ hơn.

  • Giai đoạn 3: Phân Phối

Đây là giai đoạn khi cá đã đẩy giá lên cao thì là lúc chốt lời. Thời gian xả có thể vài ngày hoặc lâu hơn, nhận biết giai đoạn phân phối cũng rất đơn giản qua volume cao x5 x10 lần so với lúc sideway. Khi nhà đầu tư fomo là lúc thanh khoản dồi dào nhất, lúc này MM sẽ xả dần, từ từ không vội vàng gì cả. Vì ‘’thanh khoản” là thứ quyết định cá có lời hay không! Hoặc ngược lại, nếu xu hướng giảm thì sẽ tìm cách mua lại giá thấp hơn, ai bán khống thì sẽ trả giá!

VD: Minh hoạ dưới hình

Sau mỗi quy trình Tích luỹ=> Tăng Trưởng=> Phân Phối thì sẽ lặp lại vòng tuần hoàn này tiếp. Không chỉ crypto mà ở lĩnh vực nào cũng áp dụng được bài này.

VD MINH HOẠ TRÊN TRADING VIEW

Hình 1: Để giải thích cho giai đoạn tích luỹ thì CTK là thích hợp nhất: Nhìn vào hình có thể thấy được giá đã đi trong range 0,7-1$ rất lâu. Khi chạm hỗ trợ 0,7$ thì bật lên và đụng kháng cự gần 1$ thì hạ xuống. Tưởng chừng khi gom đủ hàng thì có pump mạnh và sẽ phi mã, nhưng nhiều người đu quá khi break 1$ ( lúc này sếp Ryan call đó) thì bắt đầu đì giá trong range 0,7-1$ tiếp. Cho thấy hành động của cá là muốn gom đủ hàng, cho trader, holder chán nản mà bán hết mới đẩy giá tiếp.

Hình 2: Nhìn vào lịch sử BTC có thể thấy được cú break out lịch sử, tăng từ hơn 3k$ lên >60k$. Các altcoin cũng x10 x100 rất nhiều. Đây là điển hình cho giai đoạn tăng trưởng. Rộng thì toàn market, nhỏ hơn thì các con sóng break out đẩy giá rồi xả hàng.

Hình 3: Ví dụ nhỏ hơn về tăng trưởng thông qua chart APT. Sau vài ngày listing thì giá APT giảm sâu, sau khi tích luỹ đủ trong range 7-8$ thì có cú break out lên 10$. Volume cũng rất khủng.

Hình 4: Theo cấu trúc thì giai đoạn phân phối là để chốt lời, xả hàng. BTC đã tới điểm chốt thì các tin xấu ra liên tục làm thị trường hoảng loạn. Ai ở tháng 5 2021 là sẽ rõ. Ai margin, future thì khét lẹt hết.

  • Có một lưu ý rất hay, khi giai đoạn phân phối xảy ra thì sau đó lập thêm 1 đỉnh 69k$ gì nữa đúng không? Lý do là khi phân phối xong cần thời gian tích luỹ mục đich để tiếp tục phân phối ( có thể là còn hàng chưa xả hết), xuất hiện 2 đỉnh trong trade là thế ( Hơi giống mô hình vai đầu vai anh em trader hay áp dụng)
  • Như thế chúng ta có thể hiểu được cấu trúc thị trưởg crypto như thế nào rồi nhỉ? Khá đơn giản phải không? Có thể áp dụng để đón xu hướng chính diễn ra. Anh em có thể xem thêm quy trình gom hàng của sếp Ryan để có thêm minh hoạ nhé ( Link youtube dưới cmt vì tránh bị spam)

==> Thông qua cấu trúc thị trường mình có thể khái quát quy trình gom hàng của cá đơn giản qua Chart OP như sau:

Bước 1: Gom hàng: Cá gom từng đợt, tạo những sóng nhỏ để rủ hàng trong thời gian dài, vd như OP trong rang 0,4 0,7$ trước đây. Hành vi giá là khi xuống hỗ trợ lại bật lên và khi chạm kháng cự lạy giảm xuống.

Bước 2: : Đẩy giá: Sau khi gom đủ hàng thì bắt đầu bơm thôi, OP đã tăng x4.

Hình 5: Minh hoạ cho việc gom hàng và đẩy giá của OP.

Bước 3: Xả/chốt lời: Là lúc mọi người chốt lời, đặc biệt là cá. Volume duy trì mức cao để có đủ thanh khoản xả. Hai đỉnh 1,9x$ và 2,2x$ như sách giáo khoa trong cấu trúc thị trường sau khi chốt lời sẽ chốt thêm một đợt phân phối nữa ở trên sau đó mới xuống sâu.

*Lưu uý nhỏ: không 100% kiến thức nào dự đoán được ngày mai market như thế nào cả! Nên bài này không khuyến khích long/short nhé!

——

——–

Phần II. Để theo dấu cá mập thì như thế nào?

Cá mập crypto là một thuật ngữ, dùng để chỉ những cá nhân hay tổ chức nắm giữ một loại coin hay nhiều loại coin với số lượng lớn. Từ đó họ có thể chi phối thị trường theo hướng mà họ muốn nhằm kiếm lời. Vai trò của cá cũng rất quan trọng giúp thị trường thêm sôi động và thăng hoa!

Cá mập hay quỹ khi tham gia thị trường không chắc chắn 100% sẽ chiên thắng, họ cũng có thể thua lỗ sau những pha gom hàng, đẩy giá không hiệu quả. Chúng ta cũng thế, không phải tất cả đều bị thua lỗ khi bị cá làm giá, chúng ta có thể ‘’ thuận dòng’’ mà ăn theo cá. Vậy chúng ta cần gì để có thể nhận diện và theo dấu cá mập đây? Chuẩn bị như thế nào để không rơi vào bẫy tâm lý cá mập dăng cho chúng ta?

  • Đầu tiên: Trong tất cả bài viết thì mình luôn luôn chú trọng vào tư duy và kinh nghiệm vì đó là cách tốt nhất và bền vững nhất để kiếm được lợi nhuận từ thị trường này. Cá mập là những người khổng lồ, chúng ta là những người chơi nhỏ bé chúng ta không thể dùng sức bản thân chống lại người khổng lồ được mà hãy theo dấu chân họ ‘’ Follow the big player’’. Không thể thay đổi gì khác ngoài thay đổi bản thân!
  • Thứ hai: Sau khi có tư duy về cách cá, MM làm thì hãy học thêm về cách họ làm! Họ làm điều ấy như thế nào? Họ tận dụng đám đông ra sao?

+ Để biết được thì hãy hiểu rõ quy trình gom hàng đẩy giá thông qua cấu trúc thị trường (market structure), khi thấy được hành động gom hàng của cá thì hãy lựa chọn vị thế đẹp cho mình và thật kiên nhẫn vì gom không phải không thời gian ngắn. Chú ý các quỹ đầu tư đổ tiền vào đâu, dòng tiền dịch chuyển vào hệ sinh thái hay trend nào!

+ Các kiến thức khuyến khích thêm: Price Action, Kỹ năng research, check onchain… ( Có thể bài sau trình bày thêm các loại kiến thức này, vì nội dung chủ yếu bài này về market structure nên không muốn lan man quá nhiều)

+ Khoảng cách từ : Biết – hiểu – vận dụng – có lợi nhuận thì rất xa, đòi hỏi phải có thời gian với thị trường. Không phải ngày một ngày hai là làm được. Chính vì thế phải focus market liên tục (trong bài trước của mình có bàn về tư duy bám sát thị trường) để khi tới lúc market được đẩy thì không vì thiếu thông tin, độ nhạy mà bỏ lỡ.

  • Thứ ba: Học thêm kiến thức về thị trường, hiểu rõ bản chất hành động giá. Trong khi học cần chuẩn bị 2 tâm thế trc khi đi học:

Tâm thế thứ nhất : Luôn luôn phân loại kiến thức, có thể có ích với người này nhưng vô ích với người kia. Có 3 dạng kiến thức anh em trong nhóm hay thấy mọi người chia sẻ:

+Dạng thủ thuật: tip trick, mẹo, quy trình,… Có thể áp dụng vào trade trực tiếp

VD: Tips theo dấu cá mập, tips trade…

+Dạng hình thành tư duy: Chủ yếu là lý thuyết, đưa người tìm hiểu tự tìm kết luận, cung cấp góc nhìn. Hay các loại kiến thức 5W mình hay chia sẻ: What? Why? Where? When? Who?…

+Dạng giúp bạn đi chém gió: Không áp dụng được trong thị trường nhưng giúp bạn chém gió tốt hơn

Tâm thế thứ hai: Phải chắt lọc kiến thức, không phải 100% kiến thức từ cao thủ đều phù hợp với bạn. Quan trọng là sau khi học bạn tiếp thu và ứng dụng được bao nhiêu vào thị trường.

– Ngoài ra khi chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, quy trình thì đôi khi độ nhạy của bản thôi chưa đủ cần thêm các web phân tích hay công cụ theo dõi hành động của cá như cryptoqant, Defilama, Whalemap.. để kịp thời bắt được hướng đi của cá.

** NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý

+ Volume thật sự rất quan trọng, chúng ta có thể thắng nhờ volume và có thể bị bẫy chỉ vì volume! Hãy quan sát và học thêm về nó.

+ Xu hướng nói lên tất cả. Bạn mua vào khi xu hướng giảm thì khả năng bạn bị úp bô rất cao. Trend is friends là câu nói rất chuẩn xác

+ Tất cả là tương đối! Bạn không thể nào chiến thắng 100% cho nên nếu có thua lỗ cũng đừng quá chán nản. Tập trung vào trải nghiệm và kiến thức để nâng tỷ lệ thắng nhé

————–

Phần III: Lời Kết

Vậy là mình đã đi xong bài về cấu trúc thị trường và các bước chuẩn bị để theo dấu cá mập! Luôn tỉnh táo trước mọi quyết định đầu tư của mình. Hãy trang bị đầy đủ kiến thức phù hợp để tự mình kiếm trên thị trường tàn khốc này mà không cần dựa vào bất kỳ ai! Chúc mọi người tháng 12 thuận lời và có kế hoạch cho 2023 sắp tới. Hẹn gặp lại bài sau!

Related Articles

Back to top button