Thị Trường

Tips Săn Gems Theo Vòng Gọi Vốn Của Dự Án

1, Các vòng gọi vốn đáng chú ý của dự án

Đầu tiên chúng ta phải hiểu các khái niệm gọi vốn của dự án, chắc hẳn mọi người đều đã từng nghe qua Seedround, Seri A, Seri B,.. nhưng không hiểu rõ nó có ý nghĩa gì, hoặc không hiểu nên tập trung vào những vòng gọi vốn nào. Các bạn có thể đọc đầy đủ chi tiết Tại Đây , còn trong bài này mình sẽ tập trung vào các vòng gọi vốn trọng tâm của Tips Săn Gems
Pre-seed Round
Vòng tiền hạt giống là giai đoạn huy động vốn đầu tiên của một dự án startup crypto. Đây là giai đoạn nảy ra ý tưởng và thành lập dự án. Khi đó các quỹ và nhà đầu tư sẽ bắt đầu thử nghiệm và khám phá thị trường. Thông thường, đây là vòng gọi vốn các Angel Investor (Nhà đầu tư Thiên thần), hay người thân hoặc bạn bè của Founder dự án
Seed Round
Vòng hạt giống là giai đoạn mà khi các startup đã có sản phẩm mẫu (prototype) hoặc/và đã bán được vài đơn hàng, lúc này startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh. Đứng sau các vòng gọi vốn này thường là nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor), các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ (micro Venture Capital), và quỹ tăng tốc (Accelerator Capital). Số tiền đầu tư ở vòng này dao động 1M-10M$. Vòng này nếu chỉ nhận vốn từ các Angel thì có thể gọi là Angel round. Cơ bản thì pre-seed cũng giống seed round chỉ đơn giản là nó diễn ra trước , có thể chưa định hình được tokenomics chẳng hạn.
=> Với các vòng đầu tư sớm này, các quỹ đầu tư đã đánh cược niềm tin và khả năng đánh giá của mình để đổi lấy cơ hội kiếm được lợi nhuận vượt trội. Do đó nếu dự án sau này thành công thì khi các quỹ tham gia từ vòng sớm sẽ có lợi nhuận rất cao và khi đổ tiền vào các vòng đầu tư này thì rủi ro khá cao. Ở các vòng gọi vốn này thì thường không dành cho số đông đa số tham gia được vòng này một là có mối quan hệ thân thiết với chủ dự án hai là chỉ có các quỹ đầu tư lớn hoặc các đối tác, cố vấn, những người có thể giúp đỡ cho dự án phát triển mới nhận được quyền đầu tư. Thêm vào đó, việc đầu tư từ những vòng này sẽ có tính thanh khoản thấp do thiết kế của tokenomics trả token theo từng giai đoạn khác nhau tránh những đợi xả mạnh token khiến giá giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của dự án. Cuối cùng là, thông tin từ những vòng này sẽ rất ít được public hoặc không public nên để tìm được dự án tốt, nhà đầu tư sẽ nhìn vào ý tưởng, đội ngũ dự án, họ đã từng làm gì trước đó, kết quả thế nào,…
Series A
Series A là khi dự án crypto bắt đầu mở rộng hoạt động hoặc tăng trưởng nhanh (doanh thu và khách hàng đã ổn định ở 1 mức độ cụ thể), các nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào những dữ liệu thực tế để xem xét tiềm năng để dự án có thể mang cho họ lợi nhuận hay không. Vòng series A thường là sự tham gia của các nhà đầu tư mạo hiểm và thiên thần. Nếu đã có mặt trước đó, nhà đầu tư sẽ xem xét nguồn vốn họ bỏ ra đã được sử dụng như thế nào và liệu lần đầu tư này có tốt cho nguồn quỹ của họ.
Series B

Ở vòng series B, startup tìm kiếm sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Số tiền trong giai đoạn này dùng để xây dựng công ty dựa trên những thành công hiện có, với việc mở rộng đội ngũ, không gian địa lý để khám phá các thị trường mới và nhìn chung là mở rộng về mặt quy mô. Số tiền huy động được ở vòng này có thể lên đến hàng chục triệu USD. Các nhà đầu tư thường chọn lựa kỹ lưỡng để tạo bước nhảy vọt cho startup. Các quyết định mua lại có thể bắt đầu được đặt trong tầm ngắm tiềm năng với các nhà đầu tư.
=> Thông thường có rất ít dự án gọi thêm vòng Seri A, Seri B bởi vì có thể một phần do vòng đời của các dự án Crypto khá ngắn, team không có động lực làm tiếp, hoặc lúc chính dự án đã có thể tạo ra doanh thu tự nuôi chính nó. Những dự án mà gọi thêm vốn ở vòng này có thể là muốn làm một cái gì mới và lớn hơn vì thế nếu bỗng dưng có một dự án mà gọi thêm vốn ở các vòng này hãy noted lại và thêm vào danh sách tiềm năng đáng để ý nhé.

Tips Săn Gems


2, Cách tìm những thông tin dự án gọi thêm vốn

Để tìm được những dự án gọi thêm vốn thì cá nhân mình hay tìm trên các trang mạng xã hội của HC Capital hoặc chủ động tìm kiếm bằng trang web RootDataFundraisingCrypto.(chi tiết ở các hình1,2,3) Các bạn vào các trang web trên là tự động có hết thông tin từ a-z các vòng gọi vốn của một dự án
Các mục cần để ý khi tìm những thông tin dự án gọi thêm vốn là:
– Quỹ đầu tư của dự án đó: Dây là một phần khá là quan trọng bởi vì mỗi quỹ sẽ có một khẩu vị đầu tư khác nhau và dự án tốt thì mới gọi được quỹ có tên tuổi đầu tư
ví dụ có quỹ thì chuyên đầu tư từ vòng đầu, ươm mầm tạo trend như Binance Labs, có quỹ thì chuyên đầu tư từ vòng sau như A16z,..
– Số tiền gọi vốn: Một dự án tốt và có uy tín thì mới có thể gọi được nhiều vốn.Thông thường các layer1 thì tiêu chuẩn sẽ là >50M còn các Dapp thì tuỳ vào mảng của dự án đó, làm càng nhiều thì cần càng nhiều tiền bởi vì làm dự án có nhiều thứ phải chi trả như marketing, trả lương cho dev, thuê đội MM,.. Tuy nhiên không phải cứ dự án gọi vốn càng nhiều thì càng tốt bởi vì quan trọng là số tiền ấy được dùng như thế nào. Quan trọng nhất vẫn là đội làm dự án.
– Dự án đó làm về mảng gì: Dự án thuộc mảng nào làm layer1 hay là layer2, hay là một Dapp nào đó theo trends chẳng hạn, thông thường thì các layer1 là làm tốn nhiều tiền nên họ gọi là khá nhiều vốn.
– Vòng gọi vốn: Đối với dự án mới chưa có token thì nên để ý những vòng gọi vốn đầu, số vốn gọi phải nhiều được tham gia bởi các quỹ lớn. Còn với những dự án đã có token thì để ý
– Định giá của dự án(nếu có): Ở đây thì trong quá trình gọi vốn và thẩm định dự án thì các quỹ đã định giá giúp chúng ta rồi. Việc định giá dự án tốt sẽ giúp chúng ta tránh bị ngáo giá và đu đỉnh một dự án giá quá cao như ICP cap list sàn 40 tỷ chẳng hạn. Tuy nhiên sẽ có những dự án sẽ không có thông tin thì chúng ta sẽ tự định giá, cách đơn giản nhất là so sánh với dự án cùng mảng ví dụ như Sui layer1 thì so sánh với dự án như Apt hoặc là Arb layer 2 so sánh với Op. Về định giá dự án thì mình đã viết một bài khá chi tiết rồi mọi người tìm đọc lại nhé.
– Thời gian gọi vốn: Để ý thời gian gọi vốn, càng biết sớm càng tốt cơ hội sẽ nhiều hơn. Đối với Dapp thì mình để ý thấy nó gọi thêm vốn thì thường nó sẽ bay trong khoảng thời gian sau đó ví dụ như MASK gọi thêm 5M hồi tháng 1 lúc đó có HOOK kéo cả trend socialfi nên nó tăng khá là mạnh, còn với layer1 thì phải khá lâu(mình sẽ phân tích ở bài INJ) và tại sao con CTK nó cũng gọi vốn từa lưa mà vì sao chưa bay.

3, Cách chơi các loại dự án gọi thêm vốn

a, Dự án chưa có ra token
Đối với dự án chưa ra token thì nên để ý những dự án gọi vốn lớn như Sei, Aleo , Layerzero, Aztec,.. đây là những dự án gọi vốn rất nhiều. Với những dự án này thì chúng ta có thể làm airdrop, retroactive,.. để nhận token miễn phí từ dự án.
b, Dự án đã có token và gọi thêm vốn vòng sau.
Đây chính là trọng tâm của bài viết này thông thường những dự án nếu có gọi thêm vốn ở vòng 2, 3(SeriA, Seri B) thì lưu nó vào danh sách tiềm năng. Hãy để ý và research kỹ dự án đó bởi vì không tự nhiên mà nó gọi được nhiều tiền như vậy, còn được các quỹ lớn như Binance Labs đầu tư, dự án phải có uy tín, làm được thì mới gọi được chừng nấy tiền và hơn hết là nó có khi đầu tư những dự án này họ đã thẩm định kỹ dự án khả năng có lời cao thì họ mới rót vốn. ví dụ như CTK làm layer1 gọi vốn thêm 200tr, nó tiềm năng bởi vì thông thường cái layer1 thì vốn hoá ít nhất ở mốc dưới 1 tỷ đô là có thể mua được rồi (CTK hiện tại có 70tr) thì không có lý do thì mà không mua CTK cả

Related Articles

Back to top button