NHỮNG YẾU TỐ TOKENOMICS CẦN XEM XÉT KHI ĐẦU TƯ
1. Supply ( nguồn cung)
Cung và cầu là những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá của bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào. Tiền mã hóa cũng như vậy.
- Total Supply: tổng số lượng coin/ token đang được lưu thông và locked trừ đi lượng coin/token đã bị đốt
- Circulating supply (cung lưu thông): số lượng token đang được lưu thông trên thị trường
- Max supply: số lượng tối đa mà token được lập trình để tồn tại trong vòng đời của nó. Một số token không có nguồn cung tối đa như Doge, ETH…
Thông thường, những loại tiền điện tử có nguồn cung hạn chế có thể sẽ tăng giá trị trong tương lai. Để tạo được trạng thái cân bằng, giá của tiền điện tử sẽ phải tăng để bù đắp sự khan hiếm về số lượng.
Hầu như mọi người đều muốn tìm kiếm một Tokenomics mang tính giảm phát, vì vậy sẽ chú ý nhiều hơn đến các dự án mà token có tổng cung giới hạn. Tuy nhiên, thực tế, việc tổng cung giới hạn không có nghĩa rằng token sẽ có tính giảm phát. Bằng chứng rõ nhất là ETH vẫn tăng trưởng rất tốt tính từ thời điểm ra mắt đến nay. Đặc biệt thì từ khi chuyển sang cơ chế PoS thì tốc độ lạm phát của nó đã giảm đáng kể. Nhưng từ khi kể từ vụ việc Luna và tâm lý của nhà đầu tư trước đây thì tâm lý có vẻ bullish với những dự án có tổng cung tối đa.
Nhưng theo thống kê là các token có giới hạn tổng cung lại bị giảm nhiều hơn trong bear market so với token ko có. Bởi vì Tổng cung có giới hạn chỉ tạo ra tâm lý cho nhà đầu tư cảm giác thích mua hơn mà thôi, ví dụ như BTC chỉ có 21M nhưng thực ra là nó có thể bị chia nhỏ hơn nữa với đơn vị là satoshi và hầu hết người mua là nhà đầu cơ họ không phải người dùng thật họ chỉ quan tâm đến việc mua giá nào và bán ở giá nào chứ họ không quan tâm đến sản phẩm. Ngoài ra cho đến bây giờ hầu hết các dự án đều như vậy đều mang giá trị đầu cơ là chủ yếu.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tổng cung không giới hạn tốt hơn tổng cung có giới hạn. Đó chỉ là 1 phần trong quá trình thiết kế tokenomic và dữ liệu thông kê mà thôi.
2. Market cap (vốn hoá)
- Với trường hợp dự án có marketcap nhỏ việc tăng nguồn cung thì giá càng ngày càng tăng. Ban đầu dự án thiếu thanh khoản tăng nguồn cung sẽ tăng thanh khoản điều đó làm thúc đẩy giá (tùy thuộc vào giai đoạn của dự án nữa)
- Với các token có market cap bé <1,5M việc tăng nguồn cung thì giá tăng cao hơn.Tại sao? Đó là do cơ chế Liquidity mining, thường thì dự án mới chưa list sàn cex nên những dự án đó sẽ không có market maker thì thanh khoản bé thôi. Team thường incentives = native token dự án và ngược lại với dự án cap to thì khi tăng tổng cung thì giá sẽ giảm
- Mối quan hệ tiêu cực của tổng cung với tăng trưởng giá bị ảnh hưởng càng nhiều nếu marketcap càng lớn.
3. Token governance
- Decentralized (Token Phi tập trung) là những coin/token có cơ chế quản trị hoàn toàn do cộng đồng quyết định như BTC hay ETH
- Centralized (Token Tập trung) là những coin/token có cơ chế quản trị do một tổ chức đứng đầu quyết định, họ có quyền tác động lên tính chất của coin hoặc dự án mà token đó đại diện cho.
- Centralized đến Decentralized: Ngoài ra cũng có những coin/token được xây dựng với cơ chế quản trị ban đầu là Centralized, sau đó được phân quyền dần cho cộng đồng.
4. Token allocation ( token được phân bổ cho những ai, tỉ trọng bao nhiêu)
Cho chúng ta biết được những ai đang tham gia nắm giữ token ngoài nhà đầu tư nhỏ lẻ? Mức độ nắm giữ là bao nhiêu? Có đủ để chi phối giá hay không?
Thông thường, một dự án sẽ phân bổ số lượng token ra cho một số thành phần như: Team&advisor, Seed / Private / Public Sale, Airdrops, Ecosystem, Foundation…
5. Token release
Đây là một phần thông tin rất quan trọng cho chúng ta biết được giai đoạn nào của dự án sẽ có nguy cơ tồn tại một áp lực xả lớn có thể đến từ Seed Round, Private Sale, Public Sale, Airdrop, Team,…Sau mỗi lần trả token vị thế của mỗi người sẽ thay đổi. Token Release ảnh hưởng rất lớn đến giá của token cũng như động lực hold token của cộng đồng.
6. Token sale structure (ai đã mua ở giá bao nhiêu)
Không có một quy định cụ thể cho sự chênh lệch giá bán giữa các đợt token sale. Tuy nhiên, họ sẽ giữ mức chênh lệch hợp lý. Bởi vì nếu như giá bán mỗi đợt có sự chênh lệch quá cao, những nhà đầu tư đến trước sẽ có xu hướng chốt lời sớm, ngược lại, những nhà đầu tư ở vòng sau sẽ không có động lực tham gia mở bán.
Chính vì thế, các dự án sẽ áp dụng thêm cơ chế release token để phân bổ quyền lợi hợp lý giữa các nhà đầu tư. Nếu như mức chênh lệch giá bán của mỗi đợt cao, những nhà đầu tư đến trước phải chịu thời gian lock lâu hơn. Ngược lại, những nhà đầu tư mua với giá cao hơn sẽ được unlock token sớm hơn.
6. Token use case(mục đích sử dụng của token) giúp anh em có thể định giá một token trên thị trường, dựa trên quyền lợi mà token mang đến cho holder.
- Staking: Tương tự như việc bạn gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất thả nổi. Điều này cũng giúp dự án điều tiết được số lượng token lưu thông trên thị trường, giảm đi mức độ lạm phát cho tài sản token của dự án.
- Liquidity mining (farming): thường thấy ở DeFi. Đây là một cách tạo ra thêm được cầu cho token. Với việc cung cấp thanh khoản bạn sẽ được nhận lại reward. Phần thưởng có thể là chính token của giao thức hoặc một token khác có giá trị.
- Phí mạng lưới: Để thực hiện một giao dịch, người dùng cần phải trả phí cho mạng lưới, Mỗi mạng lưới blockchain sẽ có một native token riêng dùng để trả phí cho mạng lưới. Ví dụ: Ethereum sử dụng ETH; Binance Smart Chain sử dụng BNB…
- Governance
- Quyền lợi khác ( ví dụ như launchpad: Các dự án Launchpad thông thường sẽ yêu cầu người dùng stake token để có thể tham gia vào các đợt mở bán.)
7. Kiểm tra lịch đốt token
Tâm lý người tham gia đầu tư có vẻ thích những dự án nào có model kiểu burn coin bằng chứng là qua những lần đốt coin thì giá đều tăng nhẹ ngay sau đó. Narrative về đốt và mua lại token để đốt tạo ra tâm lý tăng giá cho nhà đầu tư hơn. Còn việc tăng nguồn cung hoặc không có kế hoạch đốt coin thì nhiều người sẽ e ngại mà đầu tư tham gia dự án đó. Việc đốt coin là chiêu bài thường thấy đối với các memecoin.
Nhiều dự án tiền mã hóa thường xuyên đốt token, việc này sẽ giúp đưa một lượng token ra khỏi lưu thông vĩnh viễn.
Ví dụ: BNB áp dụng việc đốt tiền để loại bỏ một lượng BNB ra khỏi lưu thông và làm giảm tổng nguồn cung. BNB sẽ đốt tiền cho đến khi 50% tổng nguồn cung bị phá hủy, có nghĩa là tổng nguồn cung của BNB sẽ giảm xuống còn 100 triệu trong tương lai.
Khi nguồn cung token giảm, điều này được xem là giảm phát. Ngược lại, khi nguồn cung token tiếp tục mở rộng, điều này được xem là lạm phát.